Easytravel

Lễ hội hoa cúc chùa Ba Vàng

Admin Thứ hai, 15/5/2023
Chia sẻ:

Chùa Ba Vàng – Di tích Phật giáo cổ kính giữa núi rừng Quảng Ninh

Chùa Ba Vàng, còn được biết đến với tên gọi Bảo Quang Tự, được xây dựng từ thế kỷ 17, dưới triều vua Lê Dụ Tông. Ngôi chùa tọa lạc trên đỉnh ngọn núi Thành Đẳng Sơn, cao 340 mét so với mực nước biển, ở một vị trí tuyệt đẹp trong thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, đây cũng là một trong những ngôi cổ tự uy nghiêm nằm trong quần thể di tích nổi tiếng của dãy núi Yên Tử.

Ngày nay, Chùa Ba Vàng không chỉ là điểm đến tâm linh quan trọng mà còn là trung tâm hoằng dương chính pháp hàng đầu của tỉnh Quảng Ninh. Ngôi chùa còn giữ gìn và bảo tồn những giá trị văn hóa Phật giáo truyền thống, đồng thời góp phần duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Mục lục

    Yên Tử – Nơi hội tụ Tứ Quý và Lễ Hội Hoa Cúc truyền thống

    Tại mảnh đất non thiêng Yên Tử, trong quá trình khảo sát và tìm hiểu, người ta phát hiện nơi đây cùng lúc tồn tại bốn loài cây được dân gian xếp vào nhóm Tứ Quý: Tùng – Cúc – Trúc – Mai. Đến ngày nay, hình ảnh của những cây Tùng, Cúc, Trúc, Mai vẫn hiện diện sừng sững, trở thành biểu tượng cao quý, gắn liền với thiền phái Trúc Lâm.

    Đặc biệt, hoa cúc là loài hoa đặc trưng của mùa thu, thân thuộc và gần gũi với con người. Hoa cúc không chỉ là biểu tượng văn hóa Phật giáo dưới thời nhà Trần mà còn được nhắc đến nhiều trong thi ca của Tam Tổ Trúc Lâm với tinh thần triết lý sâu sắc của đạo Phật. Trong thơ ca của Tam Tổ Huyền Quang, hình ảnh hoa cúc trở nên thi vị, mang nhiều tầng ý nghĩa về triết lý nhân sinh, thể hiện sự an nhiên, thanh tịnh.

    Lễ Hội Hoa Cúc được tổ chức vào ngày 9/9 Âm lịch – cũng là ngày Tết cổ truyền của người Việt, gọi là Tết Trùng Dương hay Tết Trùng Cửu, còn được biết đến với tên gọi Tết Hoa Cúc. Lễ hội dựa trên ý nghĩa của con số 9 lặp lại hai lần, tượng trưng cho sự trường thọ và vĩnh cửu. Đây là một lễ hội mang đậm giá trị văn hóa truyền thống và tâm linh, đang được khôi phục và thu hút sự quan tâm rộng rãi của đông đảo đồng bào Phật tử trên khắp cả nước.

    Được sự cho phép của UBNDSở Văn hóa – Thể thao tỉnh Quảng Ninh, tiếp nối thành công của Lễ hội Hoa Cúc lần thứ nhất, thành phố Uông Bí phối hợp với Chùa Ba Vàng tổ chức Lễ hội Hoa Cúc – Tết Trùng Dương – Lễ Tri Ân lần thứ hai với quy mô lớn hơn và hoành tráng hơn.

    Lễ hội tái hiện và hội tụ những nét đẹp truyền thống trong đời sống văn hóa dân tộc Việt, với nhiều chương trình đặc sắc gắn liền với hoa cúc trong văn hóa Phật giáo và các giá trị văn hóa dân tộc. Tâm điểm của chương trình là hướng con người về các giá trị Chân – Thiện – Mỹ, cùng với lòng Tri ân, Báo ơn sâu sắc đối với cha mẹ, thầy tổ, quốc gia xã hội, Tam Bảo và muôn loài chúng sinh.

    Tại Lễ hội Hoa Cúc lần này, Ban tổ chức sẽ sưu tập, giới thiệu và triển lãm những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc được sáng tạo từ nhiều loại hoa cúc đến từ khắp mọi miền đất nước. Trong không gian trang nghiêm của Chùa Ba Vàng, các nghệ nhân tài hoa sẽ khéo léo dựng lên và trang trí nhiều làng hoa với những chủ đề ý nghĩa sâu sắc, như Làng Hoa Tri Ân Cha Mẹ, Làng Hoa Tri Ân Bác Hồ, Làng Hoa Tri Ân Các Anh Linh Anh Hùng Liệt Sỹ, Làng Hoa Tri Ân Thầy Cô...

    Sự kết hợp hài hòa giữa phong cách hiện đại và cổ kính hứa hẹn sẽ mang đến cho người thưởng lãm những khám phá bất ngờ và thú vị, đồng thời tạo nên những phút giây thư giãn bình yên trước vẻ đẹp mộc mạc, chân phương của hoa cúc. Hơn thế nữa, đây còn là dịp để nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị đạo đức cao quý trong tâm hồn mỗi người.

    Bên cạnh đó, lễ hội còn có các hoạt động văn hóa – nghệ thuật truyền thống đậm đà tinh thần Phật giáo như: biểu diễn thư pháp, nghệ thuật cải lương, trình diễn các điệu múa Phật giáo, thiền trà và nghe giảng pháp, hội họa, ẩm thực truyền thống, biểu diễn pha trà và cắm hoa dâng cúng Phật…

    Trong bối cảnh xã hội đang phát triển mạnh mẽ, với sự đổi mới và vươn lên không ngừng của đất nước Việt Nam, chư tăng ni và Phật tử tại Chùa Ba Vàng, những đệ tử của trường phái Trúc Lâm Yên Tử, mong muốn phục dựng Lễ hội Hoa Cúc như một biểu tượng nhân văn sâu sắc. Qua hình tượng hoa cúc, lễ hội hướng tới việc phát huy những giá trị nhân đạo, kêu gọi mọi người sống có tình nghĩa, chung thủy và biết trân trọng, gắn kết với nhau trong tinh thần tri ân và đền ơn.

    Bên cạnh đó, lễ hội còn đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và văn hóa tinh thần của nhân dân trong thời đại văn minh hiện nay, đồng thời gửi gắm ước nguyện đất nước hòa bình, thịnh vượng, và nhân dân được an lạc, ấm no, hạnh phúc.

    0

    0 đánh giá

    0

    0

    0

    0

    0

    Đánh giá của bạn về bài viết:

    liên hệ zalo
    liên hệ sdt